NHỮNG CÔNG DỤNG BẤT NGỜ CỦA HOA TAM GIÁC MẠCH

Đăng bởi DU LỊCH TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ VIỆT vào lúc 25/10/2022

Nguồn gốc hoa của hoa Tam Giác Mạch

Vào khoảng 6000 TCN, hoa Tam Giác Mạch đã được thuần hóa và trồng đầu tiên ở đất liền tại khu vực Đông Nam Á. Sau đó, giống cây này nhanh chóng lan sang Trung Á, Tây Tạng rồi đến các khu vực Trung Đông và châu Âu.

Mãi đến năm 2006, hoa Tam Giác Mạch hầu như đã được phân tán khắp nơi trên thế giới khi có một giống phát triển ở Canada được trồng rộng rãi ở Trung Quốc.

Tại nước ta, kiều mạch được trồng nhiều ở Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng và Thái Nguyên để làm nguồn cung cấp lương thực phụ và dùng để chăn nuôi.

Đặc điểm của hoa Tam Giác Mạch

Tam giác mạch là một loại cây thân thảo, hình trụ, cao từ 0,4 - 1,7m.

Cây phân nhánh và có màu xanh lục hoặc màu đỏ. Phần lá mọc phía trên ngọn cây thường có hình mũi giáo, không có cuốn và ôm lấy thân; còn phần lá mọc phía bên dưới thân lại có phiến lá hình tim, có cuống lá và bẹ lá. 

Hoa có màu trắng hoặc hơi ngả màu hồng, mọc thành từng chùm ở đầu nhánh hoặc nách lá.

Quả cây tam giác mạch có dạng quả bế 2 lớp vỏ, ba góc nhọn và có màu nâu đen hoặc màu xám. Hạt có nội nhũ bộ
Hoa tam giác mạch nở vào thời điểm nào

Hoa tam giác mạch Loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp của con người vùng núi Tây Bắc, được người dân trồng trên thung lũng, vách núi sau mỗi mùa lúa nương. Thường được trồng vùng đất cao nguyên đá Hà Giang. Một vài năm trở lại đây, loài hoa này còn được gieo trồng ở một số tỉnh, thành vùng của Việt Nam. Ví dụ như: Đà Lạt, Mộc Châu Sơn La, Ninh Bình, Cao Bằng, Lào Cai và thậm chí có ở Cần Thơ….

Trong tiết trời mùa thu ấm áp từ tháng 9 đến tháng 12 hoa tam giác mạch đua nhau khoe sắc

Công dụng của hoa Tam Giác Mạch

Không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp tinh khôi, kiêu sa mà hoa Tam Giác Mạch còn có rất nhiều công dụng bất ngờ mà bạn có thể chưa hế biết đến.

Cây tam giác mạch là một vị thuốc Đông có nhiều giá trị dinh dưỡng với tác dụng chính thanh nhiệt giải độc.

Trong thành phần của thân cây tam giác mạch có chất rutosid, glucosid và chất tinh bột, đường có trong quả/hạt….

Một vài công dụng khác của cây tam giác mạch có thể kể đến như: Nước sắc từ thân cây tam giác mạch chữa bệnh: huyết áp, xuất huyết, tiêu chảy, xơ vữa động mạch

Bột tam giác mạch là thành phần làm mặt nạ trị mụn, đẹp da Các món ăn chế biến từ tam giác mạch có tác dụng chữa trị chứng đầy bụng, mồ hôi trộm, thanh nhiệt giải độc và bồi bổ cơ thể

Tam Giác Mạch làm thực phẩm cho con người

Với người dân vùng cao Tây Bắc, cây Tam Giác Mạch là một loại cây lương thực cứu đói. Từ lá, thân cây đến hạt đều được sử dụng chế biến thành các món ăn ngon với hương vị rất đặc trưng. Đó là một loại cây lương thực gắn liền với món ăn ẩm thực đặc sản của người dân Tây Bắc như: bánh tam giác mạch, rau và cháo tam giác mạch, rượu tam giác mạch

Xem thêm: Nhà trình tường ở Hà Giang có gì mà khiến giới trẻ "mê mệt" như thế?

Tham khảo tour Hà Giang: HÀ GIANG - CAO NGUYÊN ĐÁ HÙNG VĨ

Fanpage: Du lịch Trải nghiệm và Khám phá Việt

Tags : hà giang, hoa tam giác mạch, lễ hội hoa tam giác mạch, mùa hoa tam giác mạch, tam giác mạch hà giang, ý nghĩa hoa tam giác mạch
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

avatar
Xin chào
close nav